đăng ký học trực tuyến

Nhanh tay đăng ký để nhận ngay 2 suất học bổng cuối cùng

  • Days
  • Hours
  • Mins
  • Secs
  • Ngành Công Nghệ Thông Tin

    MỤC LỤC

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

    1. Ngành Công nghệ thông tin là gì? 

    2. Học Công nghệ thông tin là học gì?

    3. Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành công nghệ thông tin?

    4. Định hướng đào tạo của ngành công nghệ thông tin

    5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

    II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CUỘC SỐNG

    1. Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn

    2. Giúp việc sử dụng tiền trở nên tiện lợi

    3. Giúp việc học trở nên hào hứng hơn

    4. Giúp sản sinh ra nhiều công việc mới

    5. Di chuyển dễ dàng bằng ứng dụng

    6. Ăn uống tiện lợi

    7. Giảm trầm cảm tăng nhận thức

    8. Nhiều cơ hội học tập cho mọi người

    9. Cải thiện nền kinh tế Quốc gia

    10. Tạo thêm nhiều việc làm

    III. HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    1. Hệ cao đẳng

    1.1 Mục tiêu giảng dạy

    1.2 Cơ hội việc làm:

    1.3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    1.4. Nội dung chương trình

    2. Hệ trung cấp

    2.1 Mục tiêu giảng dạy

    2.2. Cơ hội việc làm

    2.3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    2.4. Nội dung chương trình

    IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    1. Thực tập có hưởng lương

    2. Cơ hội nghề nghiệp cao

    3. Tiêu chuẩn ngành nghề rộng mở

    4. Giải quyết các vấn đề phức tạp dễ dàng hơn

    5. Cơ hội sáng tạo và đổi mới

    6. Sau khi học xong sinh viên được cấp bằng theo đúng ngành đăng ký

    7. 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhà trường sắp xếp công việc phù hợp với mức lương cao

    8. Tạo điều kiện và sắp xếp công việc làm thêm trong thời gian học tập tại trường

    9. Địa chỉ liên hệ

    ..............

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

     

    Học CNTT tại cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam

    1. Ngành Công nghệ thông tin là gì? 

    Ngành CNTT thực chất là gì?

    Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối, xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ cũng như sử dụng thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

    2. Học Công nghệ thông tin là học gì?

    Ngành CNTT sẽ học những gì?

    Định nghĩa một cách ngắn gọn: ngành công nghệ thông tin sẽ đào tạo cho bạn những kỹ năng cần thiết để có thể chế tạo và sử dụng ngành công nghệ (phần cứng, phần mềm và các công cụ bổ trợ khác) để truyền đạt thông tin (bài viết, âm thanh, hình ảnh,…) đến với người dùng một cách tốt nhất.

    Ví dụ như việc bạn đọc được bài viết này trên website của trường cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam chính là kết quả của ngành công nghệ thông tin đấy.

    Người học Công nghệ thông tin sẽ có nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu và website nhằm đem đến những bài viết trực quan sinh động phục vụ người dùng.

    Về phía độc giả, bạn có thể đang đọc bài viết này bằng máy tính để bàn, laptop hoặc điện thoại (công nghệ). Các thiết bị này phải sử dụng một hệ điều hành và được cài ứng dụng trình duyệt internet (công nghệ) thì mới đọc được bài viết này (thông tin).

    Lúc bấy giờ, người học ngành Công nghệ thông tin giữ vai trò chế tạo máy tính/ điện thoại và lập trình ứng dụng để thông qua đó người dùng có thể đọc được thông tin mình muốn.

    Tùy theo từng nền giáo dục cụ thể, ngành Công nghệ Thông tin có nhiều bậc học khác nhau nhưng hầu hết đều có các bậc học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. 

    3. Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành công nghệ thông tin?

    Tố chất cần thiết của một sinh viên ngành CNTT

    Điều quan trọng nhất theo tôi là các bạn trẻ cần có đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ. Ngoài ra, các bạn giỏi về các môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp với ngành học này.

    Thêm nữa, chọn học ngành công nghệ thông tin, các bạn trẻ phải có một vốn ngoại ngữ nhất định.

    Điều khiến Công nghệ thông tin chưa bao giờ giảm nhiệt vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai. Bởi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người lại càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao hơn trước. Dù là lĩnh vực nào đi nữa, dù là ngân hàng, hay hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng, tiêu dùng, giải trí... tất cả đều cần đến các ứng dụng Công nghệ thông tin. Có thể nói Công nghệ thông tin chính là hạ tầng của mọi hạ tầng.

    Chính vì thế, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. Theo định hướng quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.000.000 lao động thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Những điều đó lý giải vì sao Công nghệ thông tin vẫn luôn hot.

    4. Định hướng đào tạo của ngành công nghệ thông tin


    Định hướng của ngành CNTT

    Sinh viên ngành công nghệ thồng tin sau khi được đào tạo khối kiến thức cơ sở sẽ được chọn một trong những hướng sau:

     - Ứng dụng CNTT vào phân tích định lượng doanh nghiệp.

    - Ứng dụng CNTT vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.

    - Ứng dụng CNTT truyền thông xã hội và công nghệ web.

    - Ứng dụng CNTT vào tài nguyên, môi trường và địa lý.

    5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

    Cơ hội việc làm luôn rộng mở với ngành CNTT

    Chọn học ngành Công nghệ thông tin bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, y tế, game, tài chính, viễn thông…nên từ đó cũng có nhiều lựa chọn trong việc phát triển sự nghiệp.

    Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:

    - Kỹ sư thiết kế, xây dựng cũng như quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). 

    - Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.

    - Trở thành kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu, thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định. 

    - Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của Công nghệ thông tin.

    Mức lương dành cho các công việc liên quan của ngành Công nghệ thông tin luôn luôn ở mức từ khá đến cao. Không những thế bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

    II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CUỘC SỐNG

    1. Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn

    Tác dụng của CNTT trong đời sống

    Email, video call, mạng xã hội,… là những thành quả dễ nhận thấy nhất của ngành công nghệ thông tin khi đã giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở bất kỳ đâu trên thế giới. 

    2. Giúp việc sử dụng tiền trở nên tiện lợi

    Chi tiêu dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng từ CNTT

    Nhờ có công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải đích thân đi đến cửa hàng nhưng vẫn có thể thanh toán cho món đồ cần mua và nhận hàng ngay tại nhà thông qua màn hình máy tính.

    Nếu trước đây khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng phải trực tiếp đến cửa hàng, thì ngày nay mọi hàng hóa từ quần áo, điện tử cho đến việc đi chợ… cũng có thể thực hiện online. Chỉ cần vài cú click chuột, những thực phẩm tươi mới nhất trong ngày từ rau, củ, quả, thịt, cá,… sẽ được giới thiệu đi kèm hình ảnh, số lượng và cả đánh giá của người sử dụng…

    Hay như mỗi khi đến kì lãnh lương hàng tháng, chúng ta cũng không phải xếp hàng chờ đến lượt mình mà chỉ cần đợi công ty gửi tiền vào tài khoản ngân hàng.

    Ngoài ra, mọi lịch sử giao dịch của chúng ta đều được ghi lại ở hệ thống ngân hàng để tiện theo dõi về sau. Nhìn chung, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà việc sử dụng tiền chưa bao giờ có thể dễ dàng đến thế.

    3. Giúp việc học trở nên hào hứng hơn

    Việc học sẽ trở nên hào hứng hơn rất nhiều khi có sự góp mặt của CNTT

    Công nghệ thông tin còn đem đến những lợi ích tuyệt vời cho việc học tập phát triển kiến thức và kỹ năng. Các ứng dụng học tập trực tuyến không những giúp người dùng chủ động về thời gian, chi phí mà còn phá vỡ rào cản về không gian và thời gian.

    Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, việc học trở nên sinh động hơn với máy chiếu hình ảnh, phần mềm mô phỏng, các phòng thí nghiệm hiện đại,… Bên cạnh đó, nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin mà chúng ta hoàn toàn có thể tham dự các khóa học online của các trường đại học danh tiếng ngay tại nhà.

    sinh viên còn có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp, những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin,…

    4. Giúp sản sinh ra nhiều công việc mới

    Sản sinh ra nhiều việc mới

    Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.

    Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, pháp y,… Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.

    5. Di chuyển dễ dàng bằng ứng dụng

    Di chuyển dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng của CNTT

    Các ứng dụng di chuyển như Uber và Grab đã khẳng định thế mạnh của mình. Nhận thấy tính ưu việt của công nghệ này, các hãng taxi truyền thống cũng ra mắt những ứng dụng riêng bắt nhịp làn sóng mới. Nhờ áp dụng công nghệ để giảm thiểu các chi phí nhân sự như tổng đài, điều phối viên… 

    6. Ăn uống tiện lợi

    Bạn sẽ thấy việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ CNTT

    Giờ đây không khó để người tiêu dùng tìm một món ăn ngon lành với mức giá hợp lý và được mang đến tận nơi, bởi các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến như Vietnammm, DeliveryNow,… đã bắt đầu vào cuộc. Ứng dụng cho phép người dùng lựa chọn hàng loạt các quán ăn, nhà hàng từ món Á, Âu, Việt Nam, cho đến các món bình dân, đặc sản,…

     

    7. Giảm trầm cảm tăng nhận thức và cảm xúc

    Theo khảo sát của Pew Research Center thì cứ 6 người đang trong độ tuổi teen thì có một người dùng internet để tìm hiểu về những vấn đề họ cảm thật khó tâm sự, giãi bày trong cuộc sống: trầm uất, sức khỏe giới tính,…

    Người già thường xuyên sử dụng internet sẽ giảm nguy cơ bị trầm cảm nhanh hơn đồng thời tăng nhận thức, trí tuệ minh mẫm hơn, nhanh hơn.

     

    Giảm trầm cảm, tăng nhận thức và cảm xúc

    8. Nhiều cơ hội học tập cho mọi người

     

     

    Sẽ cso nhiều cơ hội học tập cho mọi người

    Lợi ích của internet trong học tập là rất lớn. Internet là một thư viện, là một kho tàng kiến thức khổng lồ và vô tận. Tuy cập internet giúp tăng tỷ lệ tốt nghiệp đại học hơn. Bên cạnh đó, học sinh còn có thể học trực tuyến. Việc học bằng hình thức này sẽ giúp bạn linh hoạt trong thời gian và có nhiều lựa chọn cho các bạn hơn.

    9. Cải thiện nền kinh tế Quốc gia

    Cải thiện nền kinh tế quốc gia

    Các công ty, doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống quản lý, sản xuất kinh doanh sẽ giúp họ phát triển kinh doanh, kinh tế tốt hơn. Theo khảo sát, Internet đang đóng góp khoảng 3,4% cho tổng GDP của 13 quốc gia và con số này tương đương với GDP của Canada.

    10. Tạo thêm nhiều việc làm

    Có nhiều công việc được tạo ra nhờ CNTT

    Khi ngành công nghệ thông tin ra đời và phát triển đã tạo ra thêm nhiều công việc mới mang lại nhiều cơ hội về việc làm cho cộng động. Nhiều bạn trẻ đang làm trong ngành công nghệ thông tin  và có thu nhập rất cao cải thiện đời sống.

    Để có mức luơng  cao cũng như một công việc như mong muốn thì mỗi bạn sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin hàng ngày phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ. Cùng với đó bạn nên cải thiện tấm bằng cử nhân của mình thành Thạc sĩ công nghệ thông tin. Với tấm bằng thạc sĩ công nghệ thông tin bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt trong công việc. Đồng thời sẽ có nó là tấm vé chắc chắn cho bạn một mức lương đáng mong đợi.

    III. HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    1. Hệ cao đẳng

    1.1 Mục tiêu giảng dạy

    Về kiến thức:

    - Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

    - Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

    - Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;

    - Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;

    - Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;

    - Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;

    - Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

    Về kỹ năng:

    - Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;

    - Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;

    - Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;

    - Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

    - Cài đặt - bảo trì máy tính;

    - Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

    - Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

    - Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

    - Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;

    - Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

    - Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ liệu;

    - Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

    - Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

    - Lập kế hoạch kiểm tra - bảo trì - nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

    1.2 Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

    + Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;

    + Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;

    + Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

    + Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính;

    + Chuyên viên thiết kế và quản trị website;

    + Chuyên viên an toàn - bảo mật thông tin;

    + Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.

     Sinh viên cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình viên phần mềm ứng dụng, chuyên viên thiết kế web, chuyên viên kiểm thử phần mềm.

     

    1.3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    Khối lượng và thời gian học bổ sung văn hóa (giành cho đối tượng tốt nghiệp THCS):

     

    STT

    Tên học phần

    Thời lượng (tiết)

    1

    Toán

    360

    2

    Vật lý

    210

    3

    Hóa học

    210

    4

    Ngữ văn

    240

    Tổng số

    1020

     

    Khối lượng kiến thức và thời gian

    -  Số lượng môn học, mô đun: 29

    -  Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 104 tín chỉ

    -  Khối lượng các môn học chung/đại cương : 435 giờ

    -  Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 2145 giờ

    -  Khối lượng lý thuyết: 605 giờ; thực hành, thực tập: 1873 giờ

    1.4. Nội dung chương trình

     

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

     

    Tín chỉ

    Tổng số

    Trong đó

     

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

     
     

    1

    Các môn học chung

    20

    435

    157

    255

    23

     

    MH 01

    Giáo dục chính trị

    4

    75

    41

    29

    5

     

    MH 02

    Pháp luật

    2

    30

    18

    10

    2

     

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    2

    60

    5

    51

    4

     

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng và an ninh

    3

    75

    36

    35

    4

     

    MH 05

    Tin học

    3

    75

    15

    58

    2

     

    MH 06

    Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

    6

    120

    42

    72

    6

     

    2

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    84

    2145

    448

    1618

    79

     
     

    2.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    23

    540

    135

    382

    23

     

    MĐ 07

    Tin học văn phòng

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 08

    Cấu trúc máy tính

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 9

    Mạng máy tính

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 10

    Lập trình cơ bản

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 11

    Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 12

    Cơ sở dữ liệu

    3

    60

    30

    27

    3

     

    MĐ 13

    Lắp ráp và bảo trì máy tính

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MH 14

    Kỹ năng làm việc nhóm

    2

    30

    15

    13

    2

     

    2.2

    Các môn học chuyên môn nghề

    49

    1065

    313

    706

    46

     

    MH 15

    Tiếng Anh chuyên ngành

    3

    60

    29

    28

    3

     

    MĐ 16

    Hệ điều hành Windows Server

    4

    90

    26

    60

    4

     

    MĐ 17

    Quản trị cơ sở dữ liệu với Access 1

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MĐ 18

    Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

    4

    75

    15

    57

    3

     

    MĐ 19

    Quản trị cơ sở dữ liệu với Access 2

    5

    75

    15

    57

    3

     

    MH 20

    Lập trình Windows 1 (VB.NET)

    4

    90

    30

    56

    4

     

    MH 21

    Lập trình Windows 2 (ADO.Net)

    4

    90

    33

    53

    4

     

    MĐ 22

    Thiết kế và quản trị website

    4

    90

    35

    51

    4

     

    MH 23

    An toàn và bảo mật thông tin

    4

    90

    27

    59

    4

     

    MH 24

    Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MĐ 25

    Đồ họa ứng dụng

    4

    90

    28

    58

    4

     

    MĐ 26

    Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng

    3

    75

    15

    57

    3

     

    MĐ 29

    Xây dựng website thương mại

    4

    90

    30

    56

    4

     

    2.3

    Thực tập tốt nghiệp

    12

    540

    0

    530

    10

     

    Tổng cộng

    104

    2580

    605

    1873

    102

     

     

    2. Hệ trung cấp

    2.1 Mục tiêu giảng dạy

    Về kiến thức:

    - Giúp sinh viên có đủ vốn từ và biết cách tra cứu, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

    - Hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

    - Biết các nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị - doanh nghiệp như tổ chức quản lý hoạt động nghiệp vụ, an toàn vệ sinh lao động;

    - Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của đơn vị - doanh nghiệp;

    - Biết lập kế hoạch và triển khai ứng dụng phần mềm;

    - Biết khai thác các phần mềm đã được triển khai.

    Về kỹ năng:

    - Đọc được các hướng dẫn chuyên môn bằng tiếng Anh;

    - Cài đặt, bảo trì các sự cố máy tính đơn giản;

    - Sử dụng tương đối thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

    - Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

    - Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia;

    - Tham gia thiết kế, triển khai, bảo trì các ứng dụng phần mềm;

    - Cập nhật và phối hợp xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

    - Quản trị website phục vụ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;

    - Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn.

    2.2. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

    + Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng;

    + Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

    + Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính;

    + Kỹ thuật viên quản trị hệ thống mạng;

    + Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị website;

    + Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện.

     Học sinh cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: Lập trình viên phần mềm ứng dụng, kỹ thuật viên thiết kế web, kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm.

    2.3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    Khối lượng và thời gian học bổ sung văn hóa (giành cho đối tượng tốt nghiệp THCS):

     

    STT

    Tên học phần

    Thời lượng (tiết)

    1

    Toán

    360

    2

    Vật lý

    210

    3

    Hóa học

    210

    4

    Ngữ văn

    240

    Tổng số

    1020

     

    Khối lượng kiến thức và thời gian

    -  Số lượng môn học, mô đun: 22

    -  Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 74 tín chỉ

    -  Khối lượng các môn học chung/đại cương : 210 giờ

    -  Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 1725 giờ

    -  Khối lượng lý thuyết: 478 giờ; thực hành, thực tập: 1674 giờ

    2.4. Nội dung chương trình:

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Số TC

    Tổng số

    Trong đó

    Thực

    Kiểm

    thuyết

    hành

    tra

    1

    Các môn học chung

    10

    210

    106

    87

    17

    MH 01

    Chính trị

    2

    30

    22

    6

    2

    MH 02

    Pháp luật

    1

    15

    10

    4

    1

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    1

    30

    3

    24

    3

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    2

    45

    28

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    1

    30

    13

    15

    2

    MH 06

    Ngoại ngữ (Anh văn)

    3

    60

    30

    25

    5

    2

    Các môn học, mô đun chuyên ngành

    64

    1725

    372

    1587

    111

    2.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    22

    480

    171

    287

    22

    MĐ 07

    Tin học văn phòng

    3

    75

    15

    57

    3

    MH 08

    Cấu trúc máy tính

    3

    60

    30

    27

    3

    MH 09

    Mạng máy tính

    3

    60

    27

    30

    3

    MH 10

    Lập trình cơ bản

    3

    60

    27

    30

    3

    MH 11

    Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

    3

    60

    27

    30

    3

    MH 12

    Cơ sở dữ liệu

    3

    75

    15

    57

    3

    MH 13

    Lắp ráp và bảo trì máy tính

    2

    45

    15

    28

    2

    MĐ 14

    Kỹ năng làm việc nhóm

    2

    45

    15

    28

    2

    2.2

    Các môn học chuyên môn nghề

    30

    705

    201

    770

    79

    MH 15

    Tiếng Anh chuyên ngành

    2

    45

    14

    29

    2

    MĐ 16

    Hệ điều hành Windows Server

    3

    60

    28

    30

    2

    MĐ 17

    Quản trị cơ sở dữ liệu với Access 1

    5

    120

    25

    90

    5

    MĐ18

    Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

    5

    120

    25

    90

    5

    MH 19

    Lập trình Windows 1 (VB.NET)

    4

    90

    30

    56

    4

    MĐ 20

    Thiết kế và quản trị website

    5

    120

    25

    90

    5

    MĐ 21

    Đồ họa ứng dụng

    3

    75

    15

    57

    3

    MĐ 22

    Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng

    3

    75

    15

    57

    3

    2.3

    Thực tập tốt nghiệp

    12

    540

    0

    530

    10

     

    Tổng cộng

    74

    1935

    478

    1674

    128

     

    IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    1. Thực tập có hưởng lương

    Ngay từ năm thứ 2, sinh viên ngành Công nghệ thông tin của trường sẽ được đi thực tập tại các công ty, cơ sở có liên quan đến ngành Công nghệ thông tin để hoàn thiện kỹ năng  thực hành cho sinh viên và ứng dụng vào đời sống, vừa nâng cao kiến thức vừa có thêm thu nhập 

    2. Cơ hội nghề nghiệp cao

    Học Công nghệ thông tin sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp như:

    - Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin.

    - Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra.

    - Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính….

    3. Tiêu chuẩn ngành nghề rộng mở

    Ngành nghề Công nghệ thông tin không chỉ cần trong nước mà còn cần thiết khắp nơi trên thế giới. Với quá trình toàn cầu hóa, người học ngành có thể làm việc bất cứ nơi nào trên thế giới khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc.

    Bởi lẽ, với ngành Công nghệ thông tin định hướng Trí tuệ nhân tạo, các kiến thức được học không chỉ là những kiến thức ứng dụng cục bộ ở địa phương mà là những kiến thức tiêu chuẩn từ nước ngoài, vì thế mà kĩ năng và kiến thức được công nhận ở bất cứ đâu trên thế giới.

    Với tiêu chuẩn ngành nghề rộng mở, người học ngành này có thị trường làm việc rộng khắp. Theo đó, mức độ thu nhập của bạn cũng sẽ tăng cao theo năng lực và nhu cầu thị trường.

    4. Giải quyết các vấn đề phức tạp dễ dàng hơn

    Công nghệ hiện đã mở ra được nhiều điều mà vốn dĩ trước đây ta chỉ mơ ước như trò chuyện, nhìn thấy mặt của người đứng phía bên kia địa cầu…Khi bạn học và có trình độ kiến thức công nghệ, bạn sẽ có thể đưa ra thêm nhiều giải pháp thông qua công nghệ, làm thay đổi cuộc sống hằng ngày ở tương lai.

    Khả năng giải quyết các vấn đề khác của bạn cũng sẽ tăng lên nhờ các ứng dụng và lập luận trong quá trình học ngành Công nghệ thông tin.

    Khi bạn nhìn vào một vấn đề, chia nó ra thành từng phần nhỏ, sửa chữa chúng và ghép chúng lại một cách hệ thống và chính xác, giống như cách xử lý của một chiếc máy tính.

    5. Cơ hội sáng tạo và đổi mới

    Với đặc thù nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin là tốc độ phát triển cực cao, do đó, bạn sẽ không có sự nhàm chán. Hơn nữa, khi làm việc, bạn có thể chủ động sáng tạo đưa ra nhiều giải pháp cho mọi người.

    Có rất nhiều ứng dụng hiện nay mọi người sử dụng là do sự sáng tạo của những người học ngành Công nghệ thông tin thực hiện, và còn nhiều vấn đề đang cần đến bạn đưa ra giải pháp nhanh chóng, hiệu quả hơn.

    Ngành này đòi hỏi nhiều thử thách và cũng vì thế nó luôn đi kèm với quyền lợi rất cao. Khi bạn nắm vững kiến thức chuyên môn bạn sẽ có nhiều cơ hội thể hiện bản thân trong lĩnh vực này. Để rèn luyện được những điều này, việc tự học ở nhà sẽ gây cho bạn một số khó khăn nhất định. 

    6. Sau khi học xong sinh viên được cấp bằng theo đúng ngành đăng ký

    Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng chính quy theo đúng nguyện vọng mà mình đã đăng ký khi nhập học, có thể xin việc đúng chuyên ngành,  làm trong các lĩnh vực mình đã theo học.

     

    7. 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhà trường sắp xếp công việc phù hợp với mức lương cao

    Sau khi ra trường, sinh viên chưa tìm được công việc mong muốn, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp cho sinh viên công việc làm theo đúng chuyên ngành mà sinh viên đã theo học, đảm bảo mức lương cao và môi trường làm việc an toàn.

     

    8. Tạo điều kiện và sắp xếp công việc làm thêm trong thời gian học tập tại trường

    Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên sẽ được nhà trường sắp xếp công việc làm thêm, tạo điều kiện cho sinh viên trang trải sinh hoạt phí và tiền học, đồng thời giúp sinh viên trải nghiệm kiến thức sống cũng như trau dồi kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành mình đang theo học.

     

    9. Địa chỉ liên hệ


    Tin liên quan

    Bình luận

    Đăng ký tuyển sinh trực tuyến

    Quý khách hàng vui lòng đăng ký học theo thông tin điền vào form dưới đây để VXT College tư vấn thêm cho bạn ngay!

    Đăng ký ngay

    © 2019 Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam