đăng ký học trực tuyến

Nhanh tay đăng ký để nhận ngay 2 suất học bổng cuối cùng

  • Days
  • Hours
  • Mins
  • Secs
  • Những lưu ý ngày nhập học nhất định tân sinh viên phải biết

    Hiện đang là thời điểm nhiều sinh viên nhập học, chuẩn bị cho quãng thời gian bắt đầu những tháng ngày tự lập. Tất cả mọi thứ đều bỡ ngỡ cho ngày đầu tiên. Ngày đầu nhập học cho cả quãng thời gian dài 2-3 năm học rất quan trọng. Gặp rắc rối trong ngày đầu nhập học sẽ gây ra tâm lý bối rối cho sinh viên. Hi vọng, những điều cần lưu ý sau sẽ giúp những tân sinh viên bớt đi bỡ ngỡ của những ngày đầu trải nghiệm cuộc sống mới.

     

    1. CHUẨN BỊ KỸ HỒ SƠ NHẬP HỌC

    Hãy viết ra một tờ giấy những hồ sơ cần thiết, check và đánh dấu, để riêng hồ sơ ra một chiếc túi nhỏ. Đừng để xảy ra tình trạng quên bất cứ thứ giấy tờ gì cho ngày nhập học bởi sẽ rất vất vả nếu chuyển đi chuyển lại giấy tờ từ nhà đến trường. Những giấy tờ, hồ sơ nhập học thường sẽ được nhà trường thông báo trong tờ giấy nhập học, sinh viên chỉ cần dựa vào đó, check list ra những loại giấy tờ cần chuẩn bị.

    Thông thường, hồ sơ nhập học sẽ yêu cầu có đầy đủ những giấy tờ sau:

    1. Giấy báo nhập học (bản chính)

    2. Sơ yếu lý lịch học sinh - sinh viên (hồ sơ trúng tuyển) có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ giáo dục (bản chính).

    3. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2019; bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2019

    4. Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).

    5. CMND hoặc thẻ căn cước (bản sao có công chứng) giấy tạm vắng, sổ đoàn.

    6. Bản sao Giấy khai sinh

    7. Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp

    8. Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3x4 (chuẩn bị tối thiểu 5 ảnh)

    9. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo

    10. Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.

     

    2. XEM TRƯỚC VÀ TÌM HIỂU TRƯỚC ĐỊA ĐIỂM NHẬP HỌC

    Sẽ rất khó khăn và bỡ ngỡ nếu đến giờ tập trung nhập học rồi mà bạn vẫn đi lạc đường, không tìm thấy địa điểm nhập học. Vì thế, hãy tìm hiểu trước, ít nhất là xem bản đồ trên Google tìm địa điểm của trường. Hoặc nếu có nhiều thời gian hơn, hãy trực tiếp đến địa điểm ghi trên giấy báo nhập học trước để tránh không bị bỡ ngỡ, lạc đường trong ngày đầu tiên nhập học.

    Những tân sinh viên của Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Việt Nam thường sẽ được sự hướng dẫn tận tình từ đội ngũ hỗ trợ hoặc từ trực tiếp các thầy cô trong ngày nhập học. Nhà trường hiểu sinh viên năm nhất cần rất nhiều sự giúp đỡ khi lần đầu đặt chân đến những thành phố lớn nên sẽ có những sự giúp đỡ, hỗ trợ nhất định cho các em để phụ huynh có thể yên tâm hơn.

     

    3. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

    Hãy xác định phương tiện đi lại của mình. Những bạn đã thông thạo đường xá có thể chọn xe đạp hoặc xe máy để di chuyển cho chủ động. Nhưng hầu hết các sinh viên chưa đặt chân lên thành phố mới chưa được bao lâu sẽ lựa chọn xe buýt để di chuyển. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu lộ trình, điểm dừng của tuyến xe buýt mình định di chuyển. Điểm dừng của xe buýt có dừng lại gần cổng trường không, phải đi bộ bao lâu. Nếu có thời gian, bạn cũng nên đi thử tuyến xe buýt đó một lần trước khi nhập học xem thời gian đi mất bao lâu, xe sẽ dừng ở những điểm nào, có đông không,...

     

    4. MỤC TIÊU HỌC HÀNH RÕ RÀNG

    Bạn sẽ cảm thấy chuyện này chẳng có gì để nói. Nhưng mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn vừa nhập học mà thôi, vì thực tế sau một thời gian thì rất nhiều sinh viên ngày càng chệch xa với dự định ban đầu của mình. Có cả những trường hợp đuối sức lẫn bế tắc ngay sau cánh cổng đại học, cao đẳng và cái mác sinh viên gánh trên vai trở nên quá nặng nề.

    Vậy thì bạn phải học như thế nào để chắc chắn việc mình có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi?

    - Xác định rõ đam mê của mình khi bước vào trường.

    - Đề ra mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân.

    - Vạch kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và nghiêm túc làm theo.

    - Linh hoạt thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập.

     

    5. GIỮ VỮNG TÂM LÝ

    Được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặt khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng…

    Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.

     

    6. BIẾT CHI TIÊU THÔNG MINH

    Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn cần:

    - Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn!)

    - Suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó

    - Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành nhé.

     

     

    7. ĐỀ PHÒNG LỪA ĐẢO

    Tân sinh viên là đối tượng của nhiều âm mưu lừa đảo, lợi dụng. Nếu mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất, bạn nên cân nhắc và có tâm lý đề phòng trước mọi lời rủ rê, những chiêu trò để lừa tiền, dụ dẫn.

    Những chiêu trò lừa đảo mà không chỉ sinh viên năm nhất mà cả những sinh viên năm hai, năm ba cũng vướng phải là:

    + Cờ thế ăn tiền trên vỉa hè, thua thì mất tiền, thắng thì bị từ chối không đưa tiền.

    + Lừa mua đồng hồ, máy ảnh, điện thoại dởm, giá rẻ nhưng dùng vài ngày là hỏng.

    + Lừa mua tăm bút ủng hộ những thực chất không phải ủng hộ mà để trục lợi thu tiền

    + Cho tiền ăn xin nhưng thực chất những người đó không phải ăn xin

    + Việc làm part – time lương cao nhưng thực chất khi nhận lương thì dở trò phạt, lừa đóng tiền cọc, thu giữ thẻ sinh viên, chứng minh thư.

    + Bị các công ty đa cấp lừa, lợi dụng đi bán hàng.

     

    8. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, CÂU LẠC BỘ

    Cách an toàn để tân sinh viên vừa tìm hiểu cuộc sống, vừa trưởng thành mà lại an toàn không lo sợ lừa đảo là tham gia các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động tình nguyện của hội sinh viên.

     

    9. HỎI HAN, TRÒ CHUYỆN THẬT NHIỀU VỚI NHỮNG ANH CHỊ ĐI TRƯỚC ĐÁNG TIN TƯỞNG

    Việc này giúp bạn tránh được những sai lầm, những “vết xe đổ” mà người đi trước đã gặp phải. Đó có thể là những điều sau:

     

    THẤT BẠI CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT

     

    THẤT BẠI 1: DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN XẢ HƠI ĐẦU NĂM HỌC

    Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng khoảng thời gian năm nhất là để xả hơi. Cho nên năm nhất của đa phần mọi người gắn liền với việc đi chơi, ăn chơi nhảy múa. Kết quả là nhiều bạn vì xả hơi nhiều quá, đến khi muốn quay về với nhịp độ học tập, rèn luyện cân bằng thì lại thấy thật khó khăn. Nhưng điều nguy hiểm nhất là nhiều bạn từ lối sống xả hơi đã đánh mất mục đích của mình, quên mất mình cần phải làm gì.

    Chính vì dành quá nhiều thời gian để xả hơi, thời gian dành cho những mối bận tâm khác về học tập, rèn luyện, phát triển bản thân bị bỏ qua. Hậu quả trực tiếp là điểm số thấp, bản thân thiếu kỹ năng, trải nghiệm sống nghèo nàn. Hậu quả sâu xa là các em sẽ bị những người xung quanh bỏ xa. Để đến khi muốn thay đổi lại không biết bắt đầu từ đâu.

     

     

    THẤT BẠI 2: KHÔNG LÀM MỚI VÀ BỔ SUNG BẢN THÂN

    Việc cần làm của các em là tìm hiểu xem có những thứ gì cần bổ sung cho đủ. Đó là kỹ năng mềm, kiến thức, ngoại ngữ, và vô số thứ khác nữa.

    Nhưng tâm lý xả hơi và sự mơ hồ về mục tiêu tương lai đã làm cho nhiều em quên mất điều đó. Các em không bỏ thời gian tìm hiểu bản thân và không có kế hoạch bổ sung điểm khuyết thiếu cho cá nhân.

    Nhiều người bào chữa rằng những kỹ năng đến năm 3, năm 4 bổ sung cũng chưa muộn. Tuy rằng kỹ năng là điều có thể học tập và rèn luyện được nhưng các em cần một thời gian đủ dài để rèn dũa mọi thứ. Cuộc sống cần nhiều thứ ở con người, không có cá nhân nào có thể khẳng định rằng mình có đầy đủ hết các kỹ năng cần thiết. Những người xuất sắc nhất là những người luôn nhận mình yếu, thiếu và luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để bổ sung.

    Nhiều bạn trải qua năm nhất mà không đọc nổi 1 cuốn sách, không nghiên cứu về chủ đề mới nào, không bổ sung thêm kỹ năng cho mình, kiến thức xã hội không được cập nhật. Đối với các bạn ấy, năm nhất là những trận chiến game thâu đêm không mệt mỏi hoặc những bộ truyện ngôn tình miên man.

     

    THẤT BẠI 3: NGẠI GIAO TIẾP, SỐNG KHÉP MÌNH

    Chấp nhận môi trường mới và cố gắng để môi trường mới chấp nhận là 2 bài toán của những cô cậu tân sinh viên. Chân ướt chân ráo bước vô môi trường mới không có sự kèm cặp quen thuộc, các em thấy mọi thứ đều lạ lẫm: những người bạn cùng lớp, thầy cô, những người mà hằng ngày các em tiếp xúc. Nhiều em luôn cố gắng để hòa nhập vào môi trường mới bằng những nỗ lực như năng nổ làm quen, chia sẻ, tích cực tham gia các nhóm, hội để học cách sống hòa đồng. Những bạn ấy ắt hẳn sẽ nhận được nhiều thứ có giá trị.

    Nhưng cũng không ít em ngại làm quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếp xúc, kể cả những người bạn cùng lớp, cùng chỗ ở. Các em ngày càng tách mình ra để trở thành một người không có nhiều kết nối, ít bạn bè.

    Cũng có nhiều em đã cố gắng sống cởi mở nhưng môi trường mới lại từ chối mình, mọi người không đáp lại mình hoặc đáp lại bằng thái độ không như mong muốn dẫn đến các em bỏ cuộc. Đừng như vậy, trên đời luôn có những thứ thuận lợi và có những thứ khó khăn. Nếu các em cố gắng mà vẫn chưa được chấp nhận, mọi người vẫn chưa mở đáp lại em thì em hãy tiếp tục tìm kiếm vì chắc chắn sẽ có những người gắn kết với các em vì họ sẽ nhìn thấy thiện tình toát lên ở các em. Người bỏ cuộc sớm sẽ bỏ qua rất nhiều thứ quý giá, cho nên hãy kiên nhẫn và mạnh mẽ nhé.

     

    THẤT BẠI 4: ĐỂ THỜI GIAN TRÔI ĐI LÃNG PHÍ

    Có một bài học mà nhiều anh chị nhận ra và mong muốn các em ghi nhớ: “Thời gian còn rất ít”. Các em đừng nghĩ các em còn nhiều thời gian, đủ để mình cứ thong thả, giải lao đi rồi sẽ chạy sau. Cho dù các em có cả thế kỷ, nhưng vẫn giữ suy nghĩ thế sớm muộn gì cũng tới ngày các em ân hận.

    Thời gian chỉ hai, ba năm nhưng có quá nhiều thứ để chúng ta làm. Từ việc bổ sung cái thiếu cho đến hoàn thiện bản thân mình để mang lại giá trị cho tổ chức sau này chúng ta cống hiến. Thời gian ấy sẽ là quá ngắn đặt trong môi trường giáo dục nặng lý thuyết, thiếu thực tế.

    Năm nhất, nhiều em mắc phải bệnh để thời gian trôi đi vô thưởng vô phạt. Những lịch hẹn các em bỏ dở, những việc đáng lẽ hôm nay các em làm thì lại dời sang ngày mai, ngày kia rồi dời vào quên lãng. Có nhiều thứ cuốn hút các em như phim ảnh, bạn bè, game online, truyện ngôn tình, v.v.v… để các em quên mất những việc cần phải làm. Đôi khi các em thức trắng một đêm nhưng để chơi game, đọc truyện. Lên đại học và có lẽ đến hết thời gian học đại học có lẽ nhiều em không đọc thêm một cuốn sách nào cả.

     

    Như vậy có phải là các em sử dụng thời gian đúng cách hay không?

     

    Tại trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Việt Nam, các em sinh viên năm nhất được quan tâm và trợ giúp hết sức để nhanh chóng quen với môi trường sống, quen với việc học tập. Ký túc xá của trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học tập, sinh hoạt. Với quy mô hơn 10.000 mét vuông-lớn nhất trong các trường Cao đẳng tại Hà Nội, các sinh viên được học tập và sinh hoạt trong môi trường năng động, đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi, hiện đại.

    Các khoa tại trường đều tập trung vào những ngành nghề cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Cũng vì thế mà nhà trường có thể cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm tại những công ty nước ngoài.

     

     

    THAM KHẢO NGAY  NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ CƠ HỘI LỚN ĐI DU HỌC HOẶC LÀM VIỆC TẠI NƯỚC  NGOÀI TẠI BÀI VIẾT: Chương trình học nhiều cơ hội việc làm tại trường

     

     

    Nhanh tay gọi qua số điện thoại: 0942.689.586 để nhận được cơ hội học bổng 40% vào các khoa của trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Việt Nam.

     


    Tin liên quan

    Bình luận

    Đăng ký tuyển sinh trực tuyến

    Quý khách hàng vui lòng đăng ký học theo thông tin điền vào form dưới đây để VXT College tư vấn thêm cho bạn ngay!

    Đăng ký ngay

    © 2019 Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam