đăng ký học trực tuyến

Nhanh tay đăng ký để nhận ngay 2 suất học bổng cuối cùng

  • Days
  • Hours
  • Mins
  • Secs
  • Bạn không có muốn ra trường thất nghiệp? Tìm hiểu ngay lý do sinh viên Việt Nam mãi thất nghiệp ngay hôm nay

     

    “TỐT NGHIỆP LÀ THẤT NGHIỆP” – Một câu nói đùa của các bạn sinh viên nhưng cũng phản ánh đúng tình trạng thực tế của đại đa số cử nhân Đại học hiện nay.

     

    Tốt nghiệp hay thất nghiệp? 

     

    Đâu là nguyên nhân chính khiến tình trạng thất nghiệp tăng cao và kéo lê thê nhiều năm nhiều tháng như hiện nay?

     

    A. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

     

    1. THIẾU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC KHI HỌC

     

    Lần đầu tiên khi đi xin việc, nhiều sinh viên đã ngã ngửa với thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng.

     

    Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là việc định hướng nghề nghiệp. Định hướng sai dẫn đến xác định sai ngành học.

     

    Thất nghiệp do thiếu định hướng nghề nghiệp 

     

    Hiện tại thực tế ở Việt Nam việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh.

     

    Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng như: Kỹ sư, bác sĩ, dược sỹ ....

     

    Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng kể đến. Một số bạn trẻ có xu hướng chạy theo các nghề “HOT” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

     

    2. THIẾU SÁNG TẠO - HỌC THỤ ĐỘNG

     

    Chính vì việc chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thông tin. Chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học và dĩ nhiên không có sự tim tỏi, học hỏi để hoàn thiện bản thân.

     

    Thất nghiệp do học thụ động - kém sáng tạo

     

    Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với tính cách lười nhác. Thiếu chủ động cho tất cả các công việc sau này.

     

    Và tất nhiên, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

     

    3. TIẾNG ANH HẠN CHẾ

     

    Và tiếp đó, một trong những nguyên nhân làm cho làn sóng cử nhân thất nghiệp chính là vấn đề ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh.

     

    Tất cả chúng ta đều biết tiếng anh được xem như một tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề.

     

    Thất nghiệp do tiếng anh hạn chế

     

    Thực chất, tất cả sinh viên trong các trường đại học đều được học tiếng anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì ra trường kỹ năng ngoại ngữ vẫn chỉ là con số 0.

     

    Trong khi năng động, siêng học hỏi, cách làm việc khoa học thì mới đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

     

    4. KHÔNG CHÚ TRỌNG TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM

     

    Kỹ năng mềm – một trong những yêu cầu quan trọng mà mà tuyển dụng cực kỳ quan tâm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường đại học là quá đủ.

     

    Và hầu hết các bạn sinh viên hiện đang dành thời gian ngoài giờ lên giảng đường vào các trò giải trí vô mổ như game, ngủ nướng, nhậu nhẹt, mua sắm ....

     

    Sinh viên nên trao dồi kĩ năng mềm

     

    Mà không biết rằng trogn môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, quản lý thời gian ... mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

     

    5. QUÁ TỰ CAO VÀO TẤM BẰNG ĐẠI HỌC

     

    Hiện trạng thủ khoa hay sinh viên loại giỏi vất thất nghiệp – title chẳng ít trên các báo và mạng xã hội hiện nay. Khi tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng, khi kết quả học tập của bạn cực kỳ xuất sắc thì việc tự tin vào bản thân là điều đương nhiên.

     

    TUY NHIÊN,

     

    Bạn nên nhớ rằng tấm bằng đại học chỉ chứng minh rằng bạn đã có nền tảng kiến thức, còn thực tiễn kinh nghiệm thì chưa.

     

    Thất nghiệp do tự cao về tấm bằng đại học

     

    Bạn phải nhận ra rằng môi trường học tập và môi trường làm việc là hai môi trường khác nhau. Bạn xuất sắc trong môi trường một không có nghĩa là bạn phù hợp hay cũng làm tốt ở môi trường thứ hai.

     

    Nêu như không muốn cầm tấm bằng giỏi ra trường nhưng lương vẫn không thể deal lương cao thì hãy cố gắng góp nhận kinh nghiệm từ những công việc làm thêm hoặc từ những buổi thực tập thực tế.

     

    6. BỊ ĐỘNG KHI TÌM VIỆC

     

    Có nhiều bạn sinh viên ra trường mà vẫn chưa biết cách tìm việc như nào hoặc ngồi chờ đợi bố mẹ, người thân tìm giúp.

     

    Hơn nữa, ngày nay thế giới internet phát triển chóng mặt, nhà tuyển dụng nhân viên không chỉ có những trang tuyển dụng chính thống lớn.

    Thất nghiêp do bị động khi tìm việc 

     

    Sinh viên nên chút động tìm kiếm các group facebook, có thể tạo hồ sơ trên các trang tìm việc hoặc linkedin.

     

    Đồng thời tham gia những buổi tuyển dụng của các doanh nghiệp ở tất cả các trường đại học mà bạn có thể tìm kiếm cơ hội cho bản thân.

     

    7. TỰ MÌNH TỪ CHỐI CÔNG VIỆC

     

    Không ít sinh viên mộng tưởng về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường đại học lớn. Tâm lý của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, tốt nghiệp đại học thì không chịu làm nhân viên.

     

    Tự ảo tưởng về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm.

     

    Bạn phải biết răng tất cả mọi thứ không phải một bước là có thể lương cao, lên sếp mà phải bắt đầu từ con số 0,  nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình.

     

    8. THAN TRÁCH VÀ ĐỔ LỖI

     

    Than trách và đổ lỗi là điều mà sinh viên vẫn thường làm để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho không có chỉ tiêu rồi đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra.

     

    Thất nghiệp do than trách và đổ lỗi

     

    Đổ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đổ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục ....

     

    Chờ đợi công việc theo kiểu việc nhẹ lương cao, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là thất nghiệp – than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất nghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.

     

    9. DỰA DẬM VÀO MẠNG INTERNET THÁI QUÁ

     

    Không thể phủ nhận tính năng hữu ích của internet, nhất là trong thời buổi như hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc vào nó một cách thái quá.

     

    Dựa dẫm vào mạng internet thái quá

     

    Có hàng ngàn ứng viên nộp hồ sơ trên mạng vào cùng một vị trí ứng tuyển, nếu bạn muốn có cơ hội lọt vào danh sách phỏng vấn của nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải bằng cách nào đó tạo ấn tượng riêng cho bản CV của mình hoặc có một vài kết nối với công ty.

     

    10. XEM THƯỜNG BUỔI PHỎNG VẤN

     

    Nếu bạn được lọt vào vòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kỹ về kiến thức, trình độ, ngoại hình, phong cách ứng xử của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thật chuyên nghiệp trong công việc, một nhân viên đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đưa đến cho công ty những đóng góp mới, thành công mới.

     

    Quá xề xào trong buổi phỏng vấn

     

    Đến buổi phỏng vấn với trang phục như đi học hoặc đi chơi, nói năng thiếu chững chạc ... bạn chỉ có một kết quả bị loại.

     

    11. KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC THỰC TẾ

     

    Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng yêu cầu đó.

     

    Cho dù bạn có sở hưu một tấm bằng đáng mơ ước, rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “Nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, mà một sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm?”.

     

     

    Nếu như những ngày còn học đại học, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều gì đó sau khi ra trường đấy.

     

    Quan trọng là bạn phải tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

     

    12. KHÔNG BIẾT CÁCH TÌM KIẾM THÔNG TIN VÀ PR HÌNH ẢNH

     

    Ngày nay người tìm việc không thể dựa vào những phương pháp săn việc thụ động. Bạn phải gặp gỡ người này người kia và nói cho càng nhiều người biết càng tốt rằng bạn đang tìm việc làm.

     

    Sự phát triển bùng bổ công nghệ mang đến người dùng những thiết bị rút ngắn khoảng cách và làm thế giới phẳng hơn.

     

     

    Người tìm việc và việc tìm người giờ đây có nhiều hơn những mối liên quan.

     

    Các nhà tuyển dụng đang có xu hướng sử dụng các mối quen biết qua mạng xã hội, mạng di động để tìm ứng viên.

     

    Bắt kịp trào lưu là cách tốt và nhanh chóng giúp bạn tìm được việc là phù hợp với sở thích và khả năng.

     

    Hãy tham gia vào nhiều hơn các mạng xã hội, đăng ký và đăng tải hồ sơ của bạn lên đó, thường xuyên cập nhật kinh nghiệm làm việc, khả năng mới, tìm kiếm những mối quan hệ mới, xây dựng hệ thống “ mối quen biết” cho tài khoản của bạn bởi đó là cách làm nhiều người hơn biết đến bạn.

     

    B. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

    1. ĐÀO TẠO Ồ ẠT – THIẾU CHẤT LƯỢNG

     

    Hiện cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng trung bình mỗi năm, thanh phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển.

     

     

    Con số đó đã phản ánh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta

     

    Trong các trường đại học còn đạo tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Chính việc đào tạo nhiều tập trung, chuyên môn dẫn đến sinh viên có số lượng nhưng thiếu chất lượng. Số lượng sinh viên hằng năm ra trường quá lớn so với số lượng tuyển dụng của doanh nghiệp.

     

    2. NHIỀU CÔNG TY CHỈ TUYỂN NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM VÀ NGOẠI HÌNH

     

    Nhiều công ty muoona tuyển dụng người có kinh nghiệm vì mong muốn giảm thiểu thời gian đào tạo và tối ưu hóa chi phí, mang lại hiệu quả nhanh chóng, tránh tình trạng nhảy việc trong thời gian ngắn.


    Còn vấn đề ngoại hình tùy ngành nghề nhưng với ngoai hình đẹp thì tự nhiên lại có điểm cộng và nhiều cơ hội hơn nên cần phải chăm chút đấy.

     

    3. KHÔNG MINH BẠCH TRONG TUYỂN DỤNG

     

    Dù ở trong bất cứ ngành nghề nào, địa phương nào chúng ta cần thừa nhận rằng quan hệ và tiền tệ là tiền đề căn bản.

     

    Chính vì nguyên nhân này không ít gia đình đã phải chạy đôn chạy đáo để con mình có công việc ổn định khi rời khỏi mái trường đại học.

     

    Sự thiệt thòi không hẳn chỉ ở người xin việc mà còn ở chính doanh nghiệp không chọn nhân viên dựa trên năng lực thực sự của họ.

     

    Trên đây là những lý do tốt nghiệp nhưng thất nghiệp mà hầu hết các bạn sinh viên gặp phải.

     

    Công việc không chỉ giúp bạn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, nó còn giúp bạn thỏa mãn đam mê và chứng minh bản lĩnh của mình.

     

    Vì thế hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thức đầy đủ để có công việc như ý sau khi rời đại học.

     

    Chúc bạn thành công!


    Tin liên quan

    Bình luận

    Đăng ký tuyển sinh trực tuyến

    Quý khách hàng vui lòng đăng ký học theo thông tin điền vào form dưới đây để VXT College tư vấn thêm cho bạn ngay!

    Đăng ký ngay

    © 2019 Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam